Gói xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) – Cơ bản

Gói xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) – Cơ bản

Xét nghiệm STDs nhằm nhận biết sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh, từ đó phát hiện sớm các bệnh như HIV, Giang Mai, Chlamydia, Herpes và Lậu, giúp điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

1.157.000

    Tổng quan

    Thông tin xét nghiệm

    Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), còn gọi là bệnh xã hội, là những bệnh nhiễm trùng lây lan qua hoạt động tình dục. Các bệnh này chủ yếu được lây truyền qua quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Chúng có thể được gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.
    Xét nghiệm STDs nhằm nhận biết sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh, từ đó phát hiện sớm các bệnh như HIV, Giang Mai, Chlamydia, Herpes và Lậu, giúp điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
    Xét nghiệm STDs rất quan trọng đối với những người có nhiều bạn tình, không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Phụ nữ mang thai cũng cần xét nghiệm STDs để tránh lây truyền bệnh sang con.

    Xét nghiệm bao gồm

    Bệnh Truyền Nhiễm (3)
    HIV Combo Ag + Ab
    HIV là viết tắt của virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch của một người bằng cách phá hủy các tế bào có chức năng chống bệnh tật và nhiễm trùng. Hiện tại chưa có cách chữa trị dứt điểm HIV nhưng với sự chăm sóc y tế thích hợp có thể giúp kiểm soát được bệnh. Bệnh nhân HIV không được điều trị sẽ tiến triển qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1 là nhiễm trùng cấp tính với các triệu chứng giống nhiễm cúm và rất dễ lây lan. Giai đoạn 2 là nhiễm trùng mãn tính không có triệu chứng nhưng cũng có thể truyền bệnh. Giai đoạn 3 là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là giai đoạn nặng nhất của nhiễm HIV với sự xuất hiện ngày càng nhiều các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh hiểm nghèo khác.
    Rapid Plasma Reagin (RPR – Kháng thể không đặc hiệu giang mai)
    Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bệnh phát triển theo các giai đoạn (sơ cấp, thứ cấp, tiềm ẩn và giai đoạn III). Mỗi giai đoạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ngoài ra, bệnh giang mai có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi. Đây là xét nghiệm giúp phát hiện bệnh giang mai.
    Syphilis
    Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bệnh phát triển theo các giai đoạn (sơ cấp, thứ cấp, tiềm ẩn và giai đoạn III). Mỗi giai đoạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ngoài ra, bệnh giang mai có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi. Đây là xét nghiệm giúp phát hiện bệnh giang mai.
    STI (13)
     
    Chlamydia trachomatis
    Chlamydia trachomatis là tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở cả nam và nữ. Tác nhân này gây hậu quả đến cơ quan sinh sản của phụ nữ, có thể dẫn đến vô sinh hoặc hiếm muộn. Ngoài ra, Chlamydia có thể gây thai ngoài tử cung. Thai phụ nhiễm chlamydia có thể truyền bệnh cho con trong khi sinh, dẫn đến nhiễm trùng mắt hoặc viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Do đó, phụ nữ có thai nên được xét nghiệm tầm soát Chlamydia trachomatis trong lần khám thai đầu tiên.
    Candida albicans
    Candida là một loại nấm tồn tại trên da và các cơ quan khác nhau của cơ thể như trong miệng, cổ họng, ruột và âm đạo mà không gây bệnh. Tác nhân này có thể gây bệnh khi có sự thay đổi môi trường bên trong âm đạo, tạo thuận lợi cho sự phát triển quá mức của Candida. Một số tác nhân như hormone, thuốc hoặc rối loạn hệ miễn dịch là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của Candida. Các triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo bao gồm ngứa hoặc đau âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, đau hoặc khó chịu khi đi tiểu, tiết dịch âm đạo bất thường.
    Treponema pallidum
    Treponema pallidum là tác nhân gây bệnh giang mai – căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bệnh phát triển theo các giai đoạn (sơ cấp, thứ cấp, tiềm ẩn và giai đoạn III). Mỗi giai đoạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ngoài ra, bệnh giang mai có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi. Đây là xét nghiệm giúp phát hiện sự hiện diện của Treponema pallidum.
    Herpes Simplex Virus 1
    Mụn rộp sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do vi rút herpes simplex type 1 (HSV-1) hoặc type 2 (HSV-2) gây ra. HSV-1 thường gây bệnh ở miệng trong khi HSV-2 chủ yếu gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Hầu hết người bệnh không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ. Biểu hiện lâm sàng của herpes sinh dục khác nhau giữa đợt bùng phát đầu tiên và tái phát. Đợt bùng phát đầu tiên thường liên quan đến các triệu chứng toàn thân bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, hoặc đau đầu. Các đợt tái phát thường kèm theo đau ở bộ phận sinh dục, hoặc ngứa ran, đau nhói ở chân, hông hoặc mông, v.v.
    Herpes Simplex Virus 2
    Mụn rộp sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do vi rút herpes simplex type 1 (HSV-1) hoặc type 2 (HSV-2) gây ra. HSV-1 thường gây bệnh ở miệng trong khi HSV-2 chủ yếu gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Hầu hết người bệnh không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ. Biểu hiện lâm sàng của herpes sinh dục khác nhau giữa đợt bùng phát đầu tiên và tái phát. Đợt bùng phát đầu tiên thường liên quan đến các triệu chứng toàn thân bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, hoặc đau đầu. Các đợt tái phát thường kèm theo đau ở bộ phận sinh dục, hoặc ngứa ran, đau nhói ở chân, hông hoặc mông, v.v.
    Ureaplasma parvum
    Ureaplasma parvum là một phần của hệ vi sinh vậttrong cơ thể con người. Những sinh vật này giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, chống nhiễm trùng và duy trì sức khỏe sinh sản. Đôi khi loại vi khuẩn vô hại này phát triển quá mức có thể dẫn đến bệnh lý bao gồm viêm âm đạo do vi khuẩn và các biến chứng khi mang thai. Ureaplasma parvum thường lây truyền qua đường tình dục và rất phổ biến ở người có quan hệ tình dục. Nó cũng có thể truyền từ mẹ sang con.
    Trichomonas vaginalis
    Trichomonas vaginalis là tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến, có thể điều trị được. Khoảng 70% người nhiễm không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến tình trạng viêm nặng. Người nhiễm Trichomonas vaginalis thường có cảm giác khó chịu khi quan hệ. Bệnh có thể tự hồi phục nếu không điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị, nhiễm trùng cũng có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm.
    Mycoplasma genitalium
    Mycoplasma genitalium là tác nhân gây bệnh lây qua đường tình dục (STD). Người nhiễm tác nhân này có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Ở nam giới, các triệu chứng thường gặp là dịch tiết bất thường từ dương vật; nóng rát, châm chích hoặc đau khi tiểu. Các triệu chứng ở phụ nữ bao gồm tiết dịch từ âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường sau khi quan hệ tình dục hoặc giữa các kì kinh…
    Mycoplasma hominis
    Mycoplasma hominis là một loại vi khuẩn phổ biến, hiện diện ở hầu hết tất cả mọi người, chủ yếu trong đường tiết niệu, đôi khi có thể gây bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Các triệu chứng của nhiễm trùng Mycoplasma hominis tương tự như STD khác và có thể gây nhầm lẫn với bệnh lậu hoặc bệnh hột xoài. Người nhiễm Mycoplasma hominis có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.
    Neisseria gonorrhoeae
    Bệnh lậu do Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Đây là bệnh lây qua đường tình dục có thể gây nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, trực tràng và vùng hầu họng. Phụ nữ mắc bệnh trong thai kỳ có khả năng lây truyền cho con trong khi sinh. Bệnh lậu thường không có triệu chứng, tuy nhiên có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, – Các triệu chứng ở phụ nữ bao gồm: cảm giác đau hoặc rát khi đi tiểu, tăng tiết dịch âm đạo và chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh. – Các triệu chứng thường gặp ở đàn ông: cảm giác nóng rát khi đi tiểu; dương vật tiết dịch màu trắng, vàng hoặc xanh lục; và đau hoặc sưng tinh hoàn (hiếm gặp).
    Ureaplasma urealyticum
    Ureaplasma urealyticum là một phần của hệ vi sinh vậttrong cơ thể con người, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, chống nhiễm trùng và duy trì sức khỏe sinh sản. Đôi khi loại vi khuẩn vô hại này phát triển quá mức có thể dẫn đến bệnh lý bao gồm viêm âm đạo do vi khuẩn và các biến chứng khi mang thai. Ureaplasma urealyticum là một trong những tác nhân phổ biến lây truyền qua đường tình dục và có thể truyền từ mẹ sang con.
    Haemophilus ducreyi
    Haemophilus ducreyi là tác nhân gây ra bệnh hạ cam với các vết loét nông, đau, thường kèm theo nổi hạch vùng. Các triệu chứng thường xảy ra 4-10 ngày sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Tổn thương tại vị trí nhiễm trùng ban đầu là mụn mủ, sau đó vỡ ra tạo thành vết loét mềm, đau. Sốt, ớn lạnh và mệt mỏi là các triệu chứng có thể gặp. Các triệu chứng khác bao gồm đi tiểu buốt, tiết dịch âm đạo, chảy máu trực tràng, đau khi đi tiểu và đau khi giao hợp.
    Gardnerella vaginalis
    Gardnerella vaginalis là một loại vi khuẩn tồn tại trong âm đạo. Bình thường, môi trường bên trong âm đạo có sự cân bằng giữa các vi sinh vật. Khi sự mất cân bằng và sự tăng sinh quá mức vi khuẩn Gardnerella xảy ra sẽ dẫn đến nhiễm trùng âm đạo gọi là viêm âm đạo do vi khuẩn. Viêm âm đạo do vi khuẩn là một bệnh thường gặp, có thể điều trị được, và làm tăng khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác (STD).

    Tóm tắt

    Loại mẫu
    Máu, Nước tiểu
    Giới tính
    Nam, Nữ
    Phân loại
    STDs
    Nhận kết quả sau
    60 phút

    Ai cần xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục

    Những câu hỏi thường gặp

    1. Xét nghiệm bệnh xã hội tại Link bao lâu có kết quả?
    Cần 2 – 3 tiếng để có kết quả xét nghiệm tổng quát khi mẫu bệnh phẩm của bạn đến phòng xét nghiệm của Link tại trung tâm Đà Lạt, thời gian di chuyển đến phòng xét nghiệm sẽ thay đổi tùy theo địa điểm lấy mẫu của bạn. Vì vậy, Link khuyến khích bạn nên làm xét nghiệm vào buổi sáng để nhận kết quả trong ngày. Trong trường hợp xét nghiệm vào buổi tối thì kết quả sẽ có vào sáng hôm sau.
    2. Xét nghiệm bệnh xã hội tại Link có cần nhịn ăn không?
    Không cần nhịn ăn. Nếu có xét nghiệm nước tiểu thì khách hàng sẽ được lấy mẫu nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng, thu mẫu nước tiểu đầu dòng.
    3. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xã hội là gì?
    Tùy từng loại bệnh sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Khi cơ thể có những bất thường sau cần nhanh chóng xét nghiệm bệnh xã hội: Tiết dịch bất thường từ âm đạo, dương vật hoặc hậu môn; ngứa bộ phận sinh dục hoặc hậu môn; khó chịu, đau hoặc chảy máu trong khi hoạt động tình dục hoặc đi tiểu; mụn nước, vết loét, phát ban hoặc vết sưng xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, hoặc miệng.
    4. Quy trình xét nghiệm bệnh xã hội tại Link có lâu không?
    Quy trình xét nghiệm STDs tại Link rất nhanh chóng. Khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết các xét nghiệm, hướng dẫn điền đầy đủ thông tin cá nhân trước khi thực hiện. Sau đó kỹ thuật viên sẽ tiến hành lấy mẫu và gửi đến bộ phận phân tích. Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi đến khách hàng qua tin nhắn SMS/Zalo và được tư vấn kết quả MIỄN PHÍ.
    5. Xét nghiệm bệnh xã hội có cần kiêng quan hệ tình dục không?
    Không cần kiêng hoạt động tình dục trước khi xét nghiệm STD. Tuy nhiên, nếu bạn có các triệu chứng hoặc được bạn tình thông báo rằng họ mắc STD, cần phải làm xét nghiệm ngay lập tức và hạn chế hoạt động tình dục cho đến khi đã xét nghiệm sàng lọc STD đầy đủ.
    6. Bao lâu sau khi quan hệ tình dục thì cần xét nghiệm bệnh xã hội?
    Một số bệnh xã hội không được phát hiện ngay sau khi quan hệ tình dục. Thông thường, thời điểm xét nghiệm có thể phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục là 14 ngày.
    7. Xét nghiệm bệnh xã hội tại Link có kiểm tra mụn cóc sinh dục không?
    Có. Gói xét nghiệm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục tại Link kiểm tra mụn cóc sinh dục do Human Papaloma Virus (HPV) gây ra. Nếu không được điều trị, một số dạng HPV có thể gây ung thư. Xin lưu ý, xét nghiệm HPV chỉ được thực hiện cho phụ nữ.
    Nếu Băn Khoăn Của Bạn Không Có Trong Các Câu Hỏi Trên, Hãy Thoải Mái Gửi Câu Hỏi Tới Xét Nghiệm Link